VIETNAMESE

Nuôi dạy trẻ em
Quản lý an toàn
Loại bỏ từ sớm các yếu tố gây nguy hiểm
- Hiệu trưởng nhà trường phải thực hiện kiểm tra an toàn ở cơ sở theo từng khoảng thời gian nhất định dựa theo mẫu Bảng kiểm tra an toàn tổng hợp, loại bỏ từ sớm các yếu tố gây nguy hiểm như hỏa hoạn, tai nạn (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
Quản lý an toàn trang thiết bị
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải lập lịch trình kiểm tra thích hợp đối với các trang thiết bị ở sân chơi và tiến hành kiểm tra. Kiểm tra hàng ngày các bộ phận nối như ốc vít của trang thiết bị vui chơi, hàng rào, kết cấu có bị han gỉ hay không, nếu thiết bị vui chơi có bộ phận chuyển động thì phải kiểm tra tình trạng của bộ phận đó, tránh để một phần cơ thể trẻ nhỏ bị kẹp vào (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
Phòng chống sự cố an toàn
- Hiệu trưởng nhà trẻ lập kế hoạch phòng cháy chữa cháy và phải huấn luyện phòng cháy chữa cháy (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải đảm bảo mạng lưới liên lạc khẩn cấp với người bảo hộ, phải nhận được đơn đồng ý xử lý cấp cứu đối với trẻ em chăm sóc khi có sự cố (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải thông báo ngay cho người bảo hộ của trẻ em trong trường hợp xảy ra sự cố với trẻ em, nếu sự cố nghiêm trọng, phải báo cáo với tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện trưởng, quận trưởng (người đứng đầu quận, tương tự ở dưới), soạn thảo báo cáo sự cố và lưu trữ (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
Tiến hành đào tạo an toàn
- Theo Khoản 2 Điều 31 「Luật phúc lợi trẻ em」, hiệu trưởng nhà trẻ phải lập kế hoạch đào tạo an toàn hàng năm theo và tiến hành đào tạo an toàn cho trẻ em theo kế hoạch mỗi năm. Kết quả đào tạo phải được báo cáo cho tỉnh trưởng tỉnh tự trị, thị trưởng, trưởng Gun/Gu. Nhân viên chăm sóc cũng phải được đào tạo an toàn (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải lập kế hoạch giáo dục và thực hiện giáo dục an toàn hàng năm về phòng tránh bắt cóc, mất tích, kiểm soát sức khỏe và vệ sinh bao gồm phòng tránh bệnh truyền nhiễm và lạm dụng thuốc, an toàn giao thông và đối phó sự cố và thực hiện đào tạo theo kế hoạch hàng năm (Giáo dục phòng tránh ngược đãi trẻ em dành cho đối tượng trẻ em do chuyên gia bên ngoài có bằng cấp phụ trách). Kế hoạch và kết quả đào tạo phải được báo cáo cho thị trưởng, trưởng Gun/Gu hạn chót đến ngày 31 tháng 3 hàng năm (Khoản 1 và 2 Điều 31 「Luật phúc lợi trẻ em」 và Khoản 1 và 2 Điều 28 「Thông tư thi hành Luật phúc lợi trẻ em」).
Quản lý an toàn cho trẻ em khi đi đến và rời khỏi nhà trẻ
- Hiệu trưởng nhà trẻ hàng năm phải thực hiện giáo dục an toàn cho nhân viên trong nhà trẻ bao gồm cách thức đi đến và rời khỏi nhà trẻ và chỉ định người giám hộ v.v và phải hỏi ý kiến trước của người giám hộ như cha mẹ trẻ về cách thức đi đến và rời khỏi nhà trẻ của trẻ nhỏ [Khoản 1 Điều 33.3 「Luật nuôi dạy trẻ em」và Điều 34.2, Mục e1)2) Điểm 3 Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」].
- Hiệu trưởng nhà trẻ ban ngày phải kiểm tra xem trẻ em (dưới 6 tuổi) có được nhân viên phụ trách chăm sóc trẻ của nhà trẻ giao nhận trẻ một cách an toàn cho cha mẹ hay người giám hộ trẻ hay không, trường hợp nếu không được giao nhận an toàn thì phải thông báo cho người giám hộ đã chỉ định về tình trạng này [Khoản 2, Khoản 3, Điều 33.3「 Luật chăm sóc trẻ em」, Điều 34.2 và Mục e3 Điểm 3 Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」].