VIETNAMESE

Nuôi dạy trẻ em
Quản lý vệ sinh
Quản lý vệ sinh
- Nhân viên chăm sóc nhà trẻ phải kiểm tra thường xuyên các hạng mục có thể ảnh hưởng tới vệ sinh của trẻ em như sau (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
· Kiểm tra trẻ có bị các bệnh phổ biến như cảm cúm, trúng cảm hay sởi không
· Kiểm tra da, đầu tóc, móng chân móng tay, răng của trẻ
· Trạng thái vệ sinh trong nhà trẻ như phòng chăm sóc, phòng giáo cụ, bếp ăn, sân chơi
· Trạng thái vệ sinh của giường, bỉm
· Tình trạng vệ sinh của nhà tắm, nhà vệ sinh, dụng cụ vệ sinh
- Bếp, nguyên liệu thực phẩm, nhà kho, nhà vệ sinh, chăn, ga giường phải được khử trùng thường xuyên và luôn giữ sạch sẽ ((Điều 23 và Phụ lục 8 「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
Quản lý nước uống
- Khi sử dụng nước máy, nước lọc nhất định phải đun sôi nước rồi mới dùng (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Nếu sử dụng thiết bị lọc nước thì phải quản lý chất lượng nước bằng cách định kỳ thay màng lọc (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Nếu sử dụng nước ngầm, phải đề nghị kiểm tra chất lượng nước, dán kết quả kiểm tra chất lượng nước uống được cơ quan kiểm tra chất lượng nước cấp (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
Quản lý động vật
- Nhà trẻ có nuôi động vật phải thông báo trước cho phụ huynh về loại động vật nuôi và định kỳ để bác sĩ thú y thực hiện biện pháp miễn dịch đảm bảo trẻ không bị dị ứng, bị bệnh hoặc bị thương. Nếu trẻ có tiếp xúc với động vật, công trùng hoặc phân, phải rửa sạch khu vực tiếp xúc ngay (Điều 23 và Phụ lục 8「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).