VIETNAMESE

Nuôi dạy trẻ em
Quản lý sức khỏe
Quản lý sức khỏe cho trẻ em
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải tiến hành khám sức khỏe trên một lần 1 năm đối với trẻ em đang được chăm sóc, quản lý, nhưng có thể thay thế bằng việc kiểm tra sức khỏe theo Điều 52, Luật Bảo hiểm sức khỏe quốc dân và Điều 14, Luật Trợ cấp y tế (Nội dung chính Khoản 1 Điều 31 「Luật nuôi dạy trẻ em」 và Khoản 1 Điều 33 「Thông tư thi hành Luật nuôi dạy trẻ em」).
· Tuy nhiên, với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có thể quản lý sức khỏe bằng cách phụ huynh với tư cách người giám hộ tự tiến hành khám sức khỏe riêng và nộp thông báo kết quả kiểm tra cho nhà trẻ, có ghi chép trong Sổ ghi chép sinh hoạt của nhà trẻ (Điều kiện Khoản 1 Điều 31 「Luật nuôi dạy trẻ em」).
※ Nếu Hiệu trưởng không tiến hành kiểm tra sức khỏe (tuy nhiên ngoại trừ trường hợp đã hướng dẫn người bảo hộ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ về khám sức khỏe cho trẻ 3 lần trở lên và đã yêu cầu nộp bản thông báo kết quả khám sức khỏe) thì sẽ bị phạt hành chính tối đa 3 triệu won (Điểm 3 Khoản 3 Điều 56 「Luật nuôi dạy trẻ em」).
- Hạng mục kiểm tra sức khỏe tuân theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi thông báo theo Điều 52「Luật bảo hiểm sức khỏe quốc dân 」, Khoản 7 Điều 25 「Thông tư thi hành Luật bảo hiểm sức khỏe quốc dân 」và Khoản 2 Điều 14 「Luật chi phí y tế 」, Hiệu trưởng nhà trẻ phải dựa theo kết quả tiến hành chẩn đoán y tế, thảo luận với người bảo hộ của trẻ nào cần điều trị để tiến hành các biện pháp cần thiết (Khoản 2 và 4 Điều 33 「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em 」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ có thể cách ly người theo kết quả chẩn đoán sức khỏe hoặc theo kết quả chẩn đoán của bác sỹ hoặc nghi ngờ đã bị nhiễm hoặc có nguy cơ sẽ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm; trẻ em (dưới 6 tuổi) và người đang cư trú tại nhà trẻ theo diện người bị nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm theo Điểm 15.2 Điều 2「Luật phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm」ra khỏi nhà trẻ (Khoản 2 Điều 32「Luật nuôi dạy trẻ em 」) và Điều 33.2「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em 」
Quản lý sức khỏe cho nhân viên chăm sóc
- Hiệu trưởng nhà trẻ phải tiến hành khám sức khỏe trên một lần 1 năm cho các nhân viên chăm sóc (Khoản 1 Điều 31 「Luật nuôi dạy trẻ em 」và Nội dung chính Khoản 1 Điều 33 「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em 」).
※ Hiệu trưởng nhà trẻ nếu không tiến hành khám sức khỏe sẽ bị phạt tối đa 3 triệu won (Điểm 3 Khoản 3 Điều 56 「Luật nuôi dạy trẻ em 」).
- Hạng mục kiểm tra sức khỏe tuân theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi thông báo theo Điều 52「Luật bảo hiểm sức khỏe quốc dân」, Khoản 5 Điều 25「Thông tư thi hành Luật bảo hiểm sức khỏe quốc dân」và Khoản 2 Điều 14「Luật chi phí y tế」, hạng mục khám sức khỏe của nhân viên chăm sóc phải bao gồm hạng mục liên quan tới bệnh truyền nhiễm (tự nhiễm bệnh) như lao (Khoản 2 Điều 33「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em 」).
- Hiệu trưởng nhà trẻ có thể xử lý biện pháp hạn chế làm việc như cách ly, nghỉ việc tạm thời, v.v đối với người theo kết quả chẩn đoán sức khỏe hoặc theo kết quả chẩn đoán của bác sỹ hoặc nghi ngờ đã bị nhiễm hoặc có nguy cơ sẽ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm; trẻ em (dưới 6 tuổi) và đội ngũ nhân viên chăm sóc trẻ em theo diện người bị nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm theo Điểm 15.2 Điều 2「Luật phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm」(Khoản 2 Điều 32「Luật nuôi dạy trẻ em 」) và Điều 33.2「Quy tắc thi hành Luật nuôi dạy trẻ em 」 ).
※ Lệnh cho nhà trẻ nghỉ
- Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi, thị trưởng thành phố đặc biệt, thị trưởng thành phố trực thuộc trung ương, thị trưởng thành phố tự trị đặc biệt, tỉnh trưởng, tỉnh trưởng tỉnh tự trị đặc biệt hoặc huyện trưởng, quận trưởng có thể chỉ thị hiệu trưởng nhà trẻ đóng cửa nhà trẻ nếu xét thấy không thể chăm sóc cho trẻ một cách bình thường vì các lý do khẩn cấp như sự cố, thiên tai, bệnh truyền nhiễm (Khoản 1 Điều 43.2「Luật nuôi dạy trẻ em 」).
- Hiệu trưởng của nhà trẻ bị nhận lệnh đóng cửa phải ngay lập tức cho nhà trẻ nghỉ, đồng thời có các biện pháp cần thiết như hướng dẫn trước cho người bảo hộ bằng thông báo gửi tới gia đình về kế hoạch chăm sóc khẩn cấp, đối phó với tình huống phát sinh nhu cầu chăm sóc trẻ em khẩn cấp như người bảo hộ không thể chăm sóc trẻ em tại gia đình (Khoản 2 Điều 43.2 「 Luật nuôi dạy trẻ em 」).